Thứ Ba, 23 tháng 10, 2007

Kelly Brook gợi cảm trong bộ lịch 2008

Không khí trên bãi biển thơ mộng Miami trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết khi ngôi sao xinh đẹp Kelly Brook xuất hiện trong các tư thế gợi cảm cùng những bộ bikini mát mẻ khi thực hiện bộ lịch áo tắm 2008.

Tất cả những đường cong gợi cảm của Kelly đều nằm gọn dưới bộ áo tắm hai mảnh màu đỏ tươi. Kelly trông thật ấn tượng và hình ảnh của cô gợi cho người ta nhớ đến ngôi sao huyền thoại Rita Hayworth.

Trong bộ ảnh được thực hiện trên một boong tàu đậu tại bãi biển thơ mộng Miami, ngôi sao sở hữu những đường cong tuyệt đẹp này đưa người về phía trước, buông lơi mái tóc nâu xoăn nhẹ và liếc xéo đôi mắt quyến rũ của mình khiến một người đứng xem ấn tượng đến nỗi đã thốt lên với tờ The Mirror: “Ở Kelly toát lên một vẻ đẹp huyền bí như những ánh vàng kim loại”.

“Kelly trông thật dễ chịu với làn da mềm mại của cô ấy và cô ấy trông quyến rũ hơn nhiều so với những ngôi sao có thân hình gầy như que củi mà chúng tôi vẫn thường nhìn thấy ở quay bãi biển Miami này”.

“Rita Hayworth biết làm thế nào để trở thành một ngôi sao gợi cảm và chúng tôi cũng nhìn thấy điều này toát lên ở Kelly”.

Ngôi sao 27 tuổi này hiện được xem là người mặc áo tắm đẹp nhất.

Dưới đây là những hình ảnh gợi cảm của Kelly Brook trong buổi chụp hình ở bãi biển Miami.

Nhiều nhà xuất bản bỏ thị trường lịch bloc 2008

Không dưới 20 nhà xuất bản đã rút khỏi thị trường lịch bloc 2008, sau một năm thử nghiệm cơ chế xã hội hóa xuất bản lịch.

Một số bloc lịch đã được đưa ra thị trường với sức tiêu thụ chậm. Song người bán đã đe là chỉ một tháng nữa sẽ không đủ hàng để bán.

Từ tháng 9, lịch bloc đủ các chủng loại, kích cỡ, mẫu mã đã xuất hiện trên các quầy trưng bày của các cửa hàng, đại lý phát hành ở TP HCM.

Giá lịch 2008 đang ở mức trung bình một bloc lịch đại giá từ 80.000 đến 90.000 đồng, các loại lớn hơn nữa từ 110.000 đến 230.000 đồng. Giá lịch bloc tiểu khoảng 4.000 đồng, bloc trung 8.000 đồng, trung màu 18.000 đồng.

Các khu bán lịch bloc tập trung như Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… đủ kích cỡ, chủng loại, mẫu mã khoe sắc. Giá không tăng so năm ngoái nhưng chất lượng thì trội hơn.

Một số cửa hàng bán quá ít mẫu mã đến nỗi người mua thắc mắc vì không đủ để lựa chọn hàng ưng ý. Tại hiệu sách Thuận Hóa trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, nhân viên bán hàng phân bua: "Quá nhiều mẫu mã chỉ thêm rối, khách hàng khó đưa ra quyết định dứt khoát".

Để bán chạy hàng, một số chủ cửa hàng đã tổ chức một đợt tuyển chọn trước, chỉ lấy về những mẫu đẹp, chất lượng thật sự tốt.

Chủ một cửa hàng cho biết, chính nhu cầu của thị trường này sẽ thúc sau lưng các nhà sản xuất lịch bloc phải không ngừng cạnh tranh bằng cách cải tiến cả hình thức lẫn nội dung.

Mùa lịch 2008 là năm thứ hai chính thức thực hiện việc xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất lịch bloc, kinh doanh theo hình thức xã hội hóa.

So với năm đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ thì lần này, số nhà xuất bản tham gia thị trường ít hơn, nhưng quyết tâm cạnh tranh thì rất cao. Ước năm nay có khoảng 30 nhà làm lịch bloc trong cả nước, sản xuất khoảng 15 triệu bloc lịch các loại.

Đại diện các nhà xuất bản cho hay, khi giá gần bằng nhau thì khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã là yếu tố cạnh tranh giữa các nhà làm lịch.

Năm nay, nhiều nhà tung ra mẫu lịch loại đại, cực đại, siêu cực đại có miếng treo tường làm bằng sơn mài (thay vì làm bằng giấy carton như các năm trước) nhìn khá bắt mắt và tăng tính sang trọng.

Hệ thống phát hành cực kỳ quan trọng nếu muốn đưa lịch vào thị trường, đến tay người tiêu dùng. Do đó các nhà cũng đang đua nhau đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn nhất.

Mới đây, hơn 20 nhà xuất bản đã phải ngồi lại với nhau để bàn chuyện thống nhất mức hoa hồng cho đại lý phát hành. Mức chiết khấu trần được quy định là 45%.

Tuy nhiên theo giới xuất bản thì chuyện thống nhất này là không tưởng trong thị trường mở hiện nay. Hiện nay, chiết khấu phát hành của một số nhà xuất bản đang ở mức ngất ngưởng 54%.

Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM Huỳnh Bá Lân cho rằng, hai năm sau ngày thực hiện việc xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất lịch bloc, bài toán chiết khấu phát hành lại càng tỏ ra… nan giải hơn bao giờ hết.

Ông Lân cho rằng, đến một lúc nào đó thương hiệu của nhà xuất bản và đơn vị phát hành lịch bloc sẽ quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Bà Quách Thu Nguyệt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ cũng khẳng định, nhà sản xuất nào chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chịu đầu tư cải tiến mẫu mã sẽ đứng vững được trên thị trường.

Phó Cục trưởng Xuất bản Lý Bá Toàn cũng cho rằng, quyết định tham gia thị trường lịch bloc của nhà xuất bản, mức chiết khấu hay cạnh tranh khốc liệt là chuyện hết sức bình thường khi áp dụng cơ chế mở.

Theo VnExpress

Các lễ tết cổ truyền Việt Nam



Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả). Thực tế, Việt

Nam
có hàng chục lễ tết cổ truyền rất ý nghĩa ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Và trong từng cái Tết ấy đều chứa đựng một sự tích sâu xa, thể hiện sự giao thoa với nền văn hóa khu vực, song đã được Việt hóa một cách tự nhiên và sâu sắc.

Tết Nguyên đán

Là tết lớn nhất trong năm, Tết Nguyên đán (Tết cả) vào đúng ngày Mùng một tháng Giêng - ngày đầu tiên của năm mới.

Theo phong tục cổ truyền Việt
Nam, Tết Nguyên đán trước hết là tết của gia đình. Trong ba ngày tết, diễn ra ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà:

Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của những gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm, Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà (Táo quân lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp nhưng đến ngày 30 cũng về để "họp mặt" và chuẩn bị cho năm mới).

Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm linh hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.

Thứ ba là cuộc đoàn tụ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nàọ.., hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về quây quần với gia đình.

Dịp Tết Nguyên đán người ta làm bánh chưng, trồng cây nêu, đi chúc mừng nhau, mở hội, tổ chức các cuộc vui chơi thi đấu, ăn uống... rất tưng bừng. Trên các bàn thờ, ngoài lễ vật, mâm ngũ quả, bánh chưng... còn thường có một cành đào (ở miền bắc) hoặc mai (ở miền nam). Tết Nguyên đán thực sự là ngày hội ngộ lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ và thiêng liêng.

Tết Khai hạ

Theo tính cách của người xưa, ngày mồng Một tháng Giêng ứng vào gà, mồng Hai - chó, mồng Ba - lợn, mồng Bốn - dê, mồng Năm - trâu, mồng Sáu - ngựa, mồng Bảy - người, mồng Tám - lúa. Trong tám ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy được tốt cả năm! Vì vậy, đến mồng Bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mồng Bảy hạ cây nêu, kết thúc Tết Nguyên đán cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để đón chào mùa xuân mới.

Tết Thượng nguyên

Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ. Thành ngữ: "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Hàn thực

"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng Ba tháng Ba (âm lịch).

Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, công tử Trùng Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn ! Sau mười chín năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ Vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi (!). Tử Thôi cũng không oán giận gì (vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một nghĩa vụ của kẻ bề tôi) và đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy ! Hôm ấy đúng ngày mồng năm tháng Ba. Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm, từ ngày mồng Ba đến ngày mồng Năm tháng Ba (ba ngày) thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.

Từ thời Lý (1010 đến 1225) nhân dân Việt nam đã tiếp nhận tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng Ba tháng Ba (âm lịch), không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền bắc - nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.

Tết Thanh minh

Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh


(Truyện Kiều)

"Thanh minh" nghĩa là (trời) trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầỵ.., rồi về nhà làm lễ cúng gia tiên.

Tết Đoan ngọ

Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mồng Năm tháng Năm (âm lịch). Đây là giai đoạn chuyển mùa (từ Xuân sang Hạ) nên khí hậu có nhiều thay đổi đột ngột, dễ sinh bệnh thời khí. Ca dao có câu:

Chưa ăn bánh nếp Đoan dương
Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra


Khuất Nguyên - nhà thơ nổi tiếng, một vị trung thần nước Sở - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng ngày mồng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (chủ ý khiến cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên mà chỉ coi mồng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Mọi người dậy sớm, chỉ ăn hoa quả hoặc chè. Tuy nhiên mỗi nơi có thêm phong tục riêng, ví như ở Phủ Lý (tỉnh Hà
Nam) vào ngày này con rể thường tới biếu bố vợ một con ngỗng to.

Tết Trung Nguyên

Tết Trung Nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Còn lại các nhà thì bày cúng gia tiên, đốt vàng mã...

Tết Trung thu

Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cũng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng rước đèn... Nhiều nơi còn tổ chức hát trống quân (trai gái hát đối đáp trong tiếng trống đệm nhịp).

Tết Trùng cửu

Mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy Phí Tràng Phòng bảo Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên cao mà tạm trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhớ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.

Từ xưa, nho sĩ Việt
Nam đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.

Tết Trùng thập

Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười (âm lịch) cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân - Hạ - Thu - Đông), trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt
Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến

Tại sao những ngày Tết âm lịch lại không trùng vào một ngày dương lịch nhất định?

Âm lịch (hay lịch Trung Quốc) được hình thành dựa trên sự chuyển động của mặt trăng và mặt trời. Chu kỳ quay của mặt trăng là khoảng 29 ngày rưỡi. Nhằm theo kịp với lịch mặt trời, người Trung Quốc xưa cứ sau mỗi vài năm thêm vào lịch một tháng. Điều này cũng tương tự như thêm một ngày vào năm nhuận. Đó chính là lý do tại sao năm mới âm lịch thường rơi vào những ngày khác nhau của năm dương lịch.

Những ngày đầu năm mới của những năm âm lịch sắp đến sẽ rơi vào những ngày sau đây của dương lịch:
N
ăm 2001(rắn): 24/1
N
ăm 2002 (ngựa): 12/2
N
ăm 2003 (dê): 1/2
N
ăm 2004 (khỉ): 22/1
N
ăm 2005 (gà): 9/2
N
ăm 2006 (chó): 29/1
N
ăm 2007 (lợn): 18/2
N
ăm 2008 (chuột): 7/2
N
ăm 2009 (trâu): 26/1
N
ăm 2010 (hổ): 14/2
N
ăm 2011 (mèo): 3/2
N
ăm 2012 (rồng): 23/1(Theo Thanh Niên, 18/1).

Lịch năm 2008: Không được phép cung cấp số liệu sai!

(VietNamNet) - Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam!

Đọc bài "Lịch Việt Nam 2008: Cọc cạch về tiết khí", tôi cho rằng, không thể biện minh cho việc cung cấp số liệu lịch sai với bất cứ lý do nào, dù rằng đó là số liệu đã được xét duyệt hay chưa được xét duyệt, đã được đóng dấu đỏ hay chưa được đóng dấu đỏ!
Số liệu lịch ít nhiều thể hiện bộ mặt khoa học, văn hoá của một quốc gia nên không thể làm tuỳ tiện theo ý một số người. Khi công bố cho cả nước, các sự kiện lịch sử sau này sẽ được ghi chép theo lịch hiện hành và cái sai sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam! Đã có thắc mắc từ nhiều người dân, thậm chí gửi đến cả Thủ tướng để hỏi về lịch và hiển nhiên mọi người sẽ đặt câu hỏi: Các cơ quan khoa học và quản lý làm gì nhiều năm nay với mỗi một vấn đề tưởng chừng như không có gì phức tạp này? Và trách nhiệm thuộc về ai?
Trở lại vấn đề số liệu tiết khí cọc cạch mà bài báo đã nêu, tôi xin giải thích thêm ở đây để độc giả không chuyên được rõ. Số liệu lịch Âm Dương gồm 2 phần chính: Ngày tháng Âm lịch và tiết khí. Để tính Âm lịch, cần phải tính ngày mồng 1 đầu tháng, biết ngày đầu các tháng thì sẽ biết các ngày tiếp theo, còn muốn biết đó là tháng mấy, có nhuận hay không thì cần phải tính tiết khí. Chẳng hạn điểm Đông chí luôn luôn rơi vào tháng 11 âm, có thể lấy đây làm căn cứ để đánh số các tháng âm khác.
Khi không tính chính xác tiết khí thì không tính được Âm lịch, do vậy, ở ta, có rất nhiều sách lịch sao chép hay gọi là "biên soạn" từ các tài liệu bên ngoài đều không chỉ rõ số liệu tiết khí. Chính vì không hiểu rõ cách tính cũng như bản chất của tiết khí trong lịch Âm Dương nên đã dẫn đến một số phát biểu không đúng về khái nhiệm này, chẳng hạn, việc cải tiến hay thay đổi tiết khí sẽ vô hình chung làm thay đổi âm lịch mà chúng ta đang sử dụng hiện nay!
Số liệu về tiết khí trong các sách lịch đang lưu hành ở ta khá lộn xộn, có sách không ghi ngày tiết khí mà chỉ đề cập chung chung, có sách chỉ ghi ngày tiết mà không ghi giờ chuyển tiết, có sách ghi số liệu tiết khí chính xác trong phạm vi 2 giờ, có sách ghi chính xác đến phút nhưng theo theo giờ Bắc Kinh và thậm chí các sách cùng in tiết khí theo giờ Trung Quốc cũng sai lệch nhau rất nhiều, đến hàng tiếng…
Để khắc phục tình trạng này, trong cuốn "Lịch Việt nam thế kỷ XX-XXI, 1901-2100" (Nxb Văn hoá Thông tin, 2005), chúng tôi đã công bố giờ chuyển tiết chính xác đến phút theo giờ Việt Nam cho các độc giả quan tâm, nhất là những người nghiên cứu Cổ học Phương đông như là Thời châm sử dụng. Căn cứ để chúng tôi mạnh dạn đưa ra các số liệu này là các mô hình, phương pháp thiên văn hiện đại được sử dụng trong tính toán, là dựa trên hàng ngàn sự đối chiếu, so sánh với các kết quả đáng tin cậy khác (như của Đài Thiên văn Naval, Hoa Kỳ).
Cụ thể bảng sau trình bày số liệu tính toán một số giờ chuyển tiết của chúng tôi và của Đài thiên văn Naval trong năm 2008 sắp tới (theo giờ Việt Nam):
Tiết khí
Ngày/Tháng
Naval
Kết quả của chúng tôi
Xuân phân
20/03
12 giờ 48ph
12 giờ49ph
Hạ chí
21/06
06 giờ59ph
07 giờ 00ph
Thu phân
22/09
22 giờ 44 ph
22 giờ 45 ph
Đông chí
21/12
19 giờ 04 ph
19 giờ 04 ph
Không chỉ riêng chúng tôi mà anh Hồ Ngọc Đức ở Cộng hoà Liên bang Đức (http://www.informatik.uni-leipzig.de/) hay GS. Edward M. Reingold, một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch (Professor Edward M. Reingold, Illinois Institute of Technology, Chicago, U.S.A.) trong thư gửi gần đây cho chúng tôi cũng công bố các kết quả tương tự. Về 2 tiết cọc cạch mà Trung tâm Thông tin Tư liệu cung cấp cho các nhà xuất bản thì kết quả của chúng tôi và của anh Hồ Ngọc Đức là:
Tiết khí
Ngày/Tháng
Kết quả của chúng tôi
Hồ Ngọc Đức
Đại hàn
20/01
23 giờ giờ 44ph
23 giờ43ph
Cốc vũ
19/04
23 giờ52ph
23 giờ 50ph
Có thể thấy, do thời điểm chuyển tiết rơi vào gần nửa đêm nên các tính toán cũ kém chính xác hơn đã nhầm sang ngày hôm sau! Đây không phải là sai sót duy nhất nhưng đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ thì chúng ta đành chấp nhận sự thật lịch sử, còn đối với số liệu tương lai như năm 2008 thì không thể bỏ qua! Không lẽ vì thiếu một Hội đồng xét duyệt, thiếu con dấu đỏ mà chúng ta vẫn chấp nhận các số liệu kém chính xác (Hội đồng khoa học cuối cùng xét duyệt về lịch là năm 1992)! Và điều trái khoáy này đã diễn ra gần 10 năm nay ở Ban Lịch Nhà nước (nay gọi là Phòng Nghiên cứu Lịch), thật sự không hiểu nổi các nhà quản lí?Trần Tiến Bình(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Mua Lịch Tết - Lịch Sơn Phủ - quà độc đáo dịp năm mới

Dân trí) - Sản phẩm sáng tạo, chứa đựng giá trị nguồn cội Việt sâu sắc, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được xem là sự kết hợp khéo léo của người thợ thủ công khi sử dụng nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng.
Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng và là dịp để Văn hóa Việt lên ngôi.

Chọn một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người cầu kỳ thì cố tìm cho được một sản phẩm thật độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.

Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng, một sản phẩm thủ công mà theo như những nghệ nhân làm ra nó thì “bản thân sản phẩm Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng đã mang trong nó giá trị nguồn cội Việt, cái thần của bản sắc Việt ta đã được nhập vào trong đó”. Đột phá trong thiết kế sáng tạo chứa đựng giá trị nguồn cội Việt, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được người thợ thủ công đã khéo léo tạo hợp từ nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp quê của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng. Ánh hào quang mà bản lịch phản chiếu do được sơn thếp dưới lớp bạc dát mỏng có thể duy trì độ bền tới 25 năm. Các hình tiết được làm bằng gốm Bát Tràng phủ sơn thếp làng Sơn Đồng như: lá dáy, quả mướp, con dơi, chùm nho… đã đa dạng các chọn lựa phù hợp với văn hóa, quan niệm lưỡng nghi của người Việt Nam.

Là sản phẩm của làng nghề truyền thống và được cung cấp độc quyền, lần đầu trên thị trường lịch bloc bởi công ty VN.design, Lịch Sơn Phủ sẽ là món quà độc đáo trong dịp năm mới mà người tặng còn gửi vào trong đó mối thâm tình, thâm giao cũng như lời chúc một năm mới an khang thịng vượng tới người nhận

Lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Điểm qua các lịch đã được sử dụng ở Việt Nam từ xưa đến nay: Việc nghiên cứu, phục hồi cổ lịch vượt ra ngoài nội dung này nên chỉ trình bày một số tóm lược dựa chủ yếu vào các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của Gs. Hoàng Xuân Hãn và Pgs. Lê Thành Lân - những trích lục từ các nguồn sử liệu khác cũng được lấy lại từ hai tác giả trên. Ngoài ra có một số ý kiến chưa được kiểm chứng kỹ hay nhất trí rộng rãi cũng được đưa vào để bạn đọc tham khảo, hy vọng trong tương lai sẽ có một bức tranh đầy đủ hơn về lịch Việt Nam qua các giai đọan lịch sử .
Lịch trong xã hội xưa:
Lịch giữ một vị trí đặc biệt trong quan niệm của người á đông thời xưa, ở Trung Hoa lịch được xem là lệnh trời bày cho dân để theo đó mà làm nông vụ cũng như tế lễ, còn vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và hàng năm ban lịch cho thần dân và các nước phiên bang. ở Việt Nam mỗi năm lễ ban lịch gọi là Ban Sóc cũng được tổ chức rất long trọng có nhà vua và hàng trăm văn võ bá quan tham dự. Các cơ quan làm lịch ở nước ta trước đây rất quy củ, Thời Lý có Lầu chính Dương, Thời Trần có Thái sử Cục, thời Lê có Thái Sử Viện, thời Lê Trung Hưng có Tư Thiên Giám, thời Nguyễn có Khâm Thiên Giám…Các cơ quan này không chỉ làm lịch mà còn "Coi các việc": suy lượng độ số của trời, làm lịch, báo thời tiết, như thấy việc tai dị hay điềm lành, được suy luận làm khải trình lên’
Trích từ Nguyên sử và Đại việt sử ký toàn thư” thì vào thời trần (1301), Đặng Nhữ Lâm khi đi sứ sang Nguyên đã bí mật vẽ đại đồ Cung Uyển, thành Bắc Kinh, mang sách cấm về, sự việc lộ ra và bị vua Nguyên trách cứ. Có thể trong các sách cấm đó có thư tịch về lịch pháp nên sau này con cháu ông là đặng Lộ ra làm quan Thái sử cục lệnh Nghi hậu lang đã chế ra Lung linh nghi để khảo sát hiên tượng tỏ ra rất đúng và vào năm 1339 đặng Lộ trình vua Trần Hiến Tông xin đổi lịch thụ thời sang lịch Hiệp kỷ đã được vua chấp thuận.
Như vậy các cơ quan làm lịch bao gồm cả chức năng dự báo thời tiết, thiên văn và chiêm tinh học. Tuy nhiên, hiện nay tư liệu về lịch Việt Nam còn lại rất ít nguyên nhân một phần do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chiến tranh liên miên tàn phá, một phần do lịch pháp gần như là một thứ bí thuật không phổ biến, cộng với việc khoa học nhất là khoa học tự nhiên không được chú trọng phát triển trong thời phong kiến. Điều này gây trở ngại cho việc tìm hiểu về lịch Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là lý do khiến các nghiên cứu về lịch ở nước ta rất hiếm hoi.
Các nhân vật nổi tiếng trong lịch pháp thời xưa có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán vào cuối thời Trần (1325-1390) và Trần Hữu Thận (1754-1831), Nguyễn Hữu Hồ (1783-1844) ở thời Nguyễn … Trần Nguyên Đán là người thông hiểu thiên văn , lịch pháp và đã viết sách Bách thế Thông kỷ tiếc rằng đến nay không còn, ông chính là cháu tằng tôn Trần Quang Khải là ngoại tổ Nguyễn Trãi.
Liên quan đến nguồn sử liệu còn có các cuốn lịch cổ đáng chú ý sau: Khâm định vạn niên thư (lưu trữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) in lịch từ năm 1544 đến năm 1903, trong đó các năm từ 1850 trở đi là lịch dự soạn cho thời gian tới, Bách Trúng kinh ( lưu giữ tại Viện hán nôm) in lịch thời Lê Trung HƯng ( Lê - Trịnh) từ năm 1624 đến năm 1785, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh (lưu giữ tại Viện hán nôm ) in lịch từ năm 1740 đến năm 1883, ngoài ra còn cuốn Bách trúng kinh khác thấy ở Hà nội năm 1944, sách này chép lịch từ năm 1624 đến năm 1799 nhưng nay không còn.
Lịch Việt cổ và nguồn gốc Lịch Âm Dương Á Đông:
Lịch âm Dương Á Đông mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng hiện nay được xem là lịch nhà Hạ (2140 trước c.n -1711 trước c.n , tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lịch Âm Dương là kết quả của sự giao thoa văn hoá giữa hai vùng Hoa Bắc và Hoa NAm của Bách Việt hay Việt cổ. Vùng Hoa Bắc trồng kê mạch và chăn nuôi còn vùng hoa Nam tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Lịch với chức năng chính là phục vụ nông nghiệp (tục gọi là lịch nhà nông) nên phải phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng hoa Nam là vựa thóc chính của trung Hoa. Mặt khác sử sách cũng ghi lại một số tư liệu về sự tồn tại lịch của người Việt cổ như truyền thuyết về lịch rùa mà Việt Thường thị khi sang chầu đã dâng lên vua Nghiêu đời Đào đường ( Sách Việt sử thông giám cương mục) hoặc theo thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi vua nhà Hán (Thế kỷ 2 trước c.n) thì “ từ thời Tam đại thịnh trị đất Hồ đất Việt không tuân theo lịch của Trung Quốc” (Đại việt sử ký toàn thư).Ngoài ra cũng có những bằng cớ chứng tỏ là từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc cư dân nước Văn Lang đã sử dụng một thứ lịch riêng, chẳng hạn các tư liệu về lịch của dân tộc Mường và nhứng điều được miêu tả trong Đại Nam thống nhất chí: “ Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày 2 làm đầu tháng, gọi là ngày lui tháng tiến, lại gọi là ngày nội, dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là ngày ngoại, chỉ dùng khi có việc quan”.
Lịch Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau
Các sự kiện lịch sử ở nước ta vốn được ghi chép theo theo Lịch âm Dương Á Đông và để có một niên biểu lịch sử chính xác cần biết rõ loại lịch nào đã được sử dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. tuỳ thuộc vào quan hệ bang giao giữa hai nước trong từng thời kỳ mà lịch Việt Nam có lúc trùng có lúc lại lại khác với lịch Trung Quốc. Mặt khác bản thân lịch Trung Quốc đã trải qua nhiều lần thay đổi, cải cách (tính từ Thế kỷ 14 trước c.n là năm bắt đầu xuất hiện đến nay riêng lịch Trung Quốc đã trải qua hơn 50 cải cách khác nhau), điều này làm cho việc so sánh đối chiếu niên đại lịch sử giữa hai nước thêm phức tạp. Các kết quả khảo cứu của Gs. Hoàng Xuân hãn và pgs. Lê Thành Lân cho biết:
Trong 1000 năm Bắc thuộc (từ khi Triệu Đà đánh bại nhà Thục và xâm chiếm nước ta đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lập nên Đại Cồ Việt) lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc hoặc thuộc phần phía nam Trung Quốc bị phân chia (Việt sử ở thời kỳ này được ghi chép rất sơ sài gây khó khăn cho việc khảo cứu).Trong thời kỳ đầu của nền độc lập từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054) nước ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống ( như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên).
Từ đời Lý Thánh tông lên ngôi cuối năm 1054 Việt Nam có lẽ bắt đầu tự soạn lịch riêng, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, chấn hưng việc nhà nông, việc học. Lý Nhân Tông nối ngôi năm 1072 và 3 năm sau chiến tranh bùng nổ giữa Đại Việt và Tống ( Lý Thường Kiệt xuất quân đánh Tống đẻ ngăn chặn), bang giao gián đoạn giữa hai nước cho đến năm 1078,trong thời gian này chắc chắn nước ta đã dùng lịch riêng.
Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399; lúc đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời tống , sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời ( có từ năm 1281 đời Nguyên) và năm 1339 vua Trần Hiến Tông đổi tên lịch Thụ Thpì thành lịch Hiệp kỷ.
Năm 1401 nhà Hồ ( thay nhà Trần tè năm 1399 đổi lịch Hiệp kỷ sang lịch Thuận thiên, không rõ chỉ đổi tên hay phép làm lịch cũng thay đổi.
Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống ( nhà Minh lên thay nhà Nguyên năm 1368 và dến năm 1384 thì đổi tên lịch Thụ thời thành lịch Đại Thống, nhưng phép lịch vẫn như cũ. Năm 1428 nước ta được giải phóng nhưng triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại thống cho đến năm 1644 và theo Gs. Hoàng Xuân hãn thì phép lịch này còn tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1812 (Gia Long thứ 11 đời Nguyễn) mặc dù từ năm 1644 nhà Thanh đã thay thế nhà Minh và khoảng 3 năm sau thì chuyển sang dùng lịch Thời Hiến.
Gs. Hoàng Xuân hãn rút ra kết luận trên dựa vào sự phục tính lịch Đại Thống từ đời nhà Hồ đến năm 1812 và đem so sánh với quyển Bách trúng kinh do ông sưu tầm được, quyển này in lịch từ năm Lê Thần Tông Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Tây Sơn Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Theo một số tư liệu thì vào thời Lê Trịnh( từ năm 1593 đến năm 1788) lịch nước ta có tên là lịch Khâm thụ và Gs. Hoàng Xuân Hãn đồ rằng tên này có từ đầu triều Lê, tên khác nhưng phép lịch có thể vẫn là phép lịch Đại thống nếu như kết quả phục tính của Gs. Hoàng Xuân Hãn ở trên là đúng. Nhà Mạc từ năm 1527-1592 nằm trong khoảng thời gian giữa đầu triều Lê và thời Lê- Trịnh có lễ đã dùng lịch Đại thống do nhà MInh phát hành ít nhất cũng là từ năm 1540.
Về giai đọan từ thời Lê - Trịnh đến năm 1802 có một số ý kiến khác:
Qua khảo cứu cuốn Khâm định vạn niên thư (hiện lưu giữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) Pgs. Lê Thành Lân cho biết trong vòng 100 năm từ năm Giáp thìn 1544 đến năm 1643 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau 12 lần, trong đó có 11 ngày Sóc , 1 ngày nhuận và tết. Điều này khác với nhận định của Gs. Hoàng Xuân hãn cho rằng trước năm 1644 vào thời Lê Trinh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc cùng dùng theo phép lịch Đại thống nên Giống nhau. Cũng theo Pgs. Lê Thành Lân từ năm Tân Mùi (1631)đến năm Tân Dậu (1801)lịch ở đàng trong trong cuốn Khâm Định vạn niên thư khác với lịch Trung Quốc 92 lần. lịch ở đàng trong tồn tại song hành với lịch Lê- Trịnh (hai lịch khác nhau 45 lần) và lịch Tây Sơn ( hai lịch khác nha 5 lần), mặt khác lịch thời Tây Sơn từ năm Kỷ dậu (1789) đến năm Tân Dậu (1801) khác với lịch nhà Thanh nhưng chưa có sử liệu chứng minh điều này. Lịch đàng trong lúc này có tên là lịch Vạn Toàn (hay Vạn Tuyền, phải đổi tên kị huý).
Từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch thời Hiến ( giống như nhà Thanh)và gọi là lịch Hiệp Kỷ. Sau khi Pháp cai trị nước ta họ cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhã Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.
Việc chuyển sang dùng phép lịch thời Hiến là do công của Nguyễn Hữu Thuận, khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã mang về bộ sách có tên là lịch tượng khảo thành và dâng lên vua Gia Long, sau đó vua sai Khâm Thiên Giám dựa vào đấy để soạn lịch mới. Bộ sách về thiên văn và lịch pháp này do vua Khang Hy sai các lịch quan Trung Hoa cùng với các giáo sỹ Tây phương kết hợp biên soạn và vua Ung Chính sai đem khắc vào năm 1723. Vào tháng chạp năm 1812 lịch Vạn Toàn được đổi tên thành Hiệp Kỷ.
Từ năm 1946 đến năm 1967: Trong giai đọan này Việt Nam không biên soạn Lịch âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.
Từ năm 1968 đến năm 2010: vào năm 1967 Nha khí tượng công bố Lịch âm Dương Việt Nam soạn theo múi giờ 7 cho các năm từ 1968 đến năm 2000 (Sách lịch Thế kỷ XX).Trước đó vào năm 1959 Trung Quốc cũng công bố Lịch âm Dương mới soạn theo múi giờ 8. Sau đó BAn lịch do K.s Nguyễn Mậu Tùng phụ trách tiếp tục biên soạn l Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 in trong cuốn lịch n 1901-2010 (xuất bản năm 1992).
(Tổ biên soạn Nha khí tượng được chuẩn bị Thành lập từ năm 1959 dưới sự chỉ đạo cuẩ Gs. Nguyễn Xiển là giám đốc Nha khí tượng. Tổ làm nhiệm vụ quản lý lịch nhà nước và biên soạn, dịch thuật lịch Thiên văn Hàng hải cung cấp cho Hải quân. Đến năm 1967 tổ soạn được 33 năm Âm lịch, thi hành ở miền Bắc từ 1968. Lịch Thiên văn Hàng hải xuất bản đến năm 1989,1990 thì kết thúc. Năm 1979 theo quyết định của Chính Phủ, phòng Vật lý khí quyển và Thiên văn cùng bộ phận tính lịch chuyển từ tổng cục Khí tượng thuỷ văn sang viện khoa học Việt Nam. Bộ phận quản lý lịch nhà nước được đặt trụ sở thuộc Uỷ ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Trong các năm từ 1968-1992 Ban lịch đã soạn thêm được một số năm Âm lịch và kết quả thành bảng lịch Việt Nam (1901-2010). từ năm 1993-1997 do thay đổi về tổ chức hành chính (Uỷ ban vũ trụ giải tán ) nên Ban lịch (thực tế chỉ còn một vài người) chuyển về văn phòng thuộc trung tâm KHTN&CNQG. Ngày 16/4/1998 Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG (gọi tắt là ban lịch nhà nước) trực thuộc Trung tâm thông tin Tư liệu.)
Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội, ngày 8-8-1967 chính phủ đã ra quyết định số 121/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (ngày 14-10-2002 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 134/2002/QĐ-TTg sửa một vài câu chữ trong Điều 1 của QĐ 121/Cp cho chính xác hơn nhưng về cơ bản tinh thần của QĐ 121/CP không có gì thay đổi). Theo QĐ 121/Cp giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 bên cạnh Dương lịch (lịch Gregorius) được dùng trong các cơ quan với nhân dân thì Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. QĐ 121/Cp cũng nêu rõ Âm lịch dùng ở Việt Nam là Âm lịch được tính theo giờ chính thức của nước ta chư Chỉ thị số 354/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư liên bộ số 88-TT/LB ngày 23-11-1970 của Bộ Văn Hoá và Nha Khí tượng, Quyết định 129-CP ngày 26-3-1979 của Hội đồng Chính phủ…
Những thay đổi về giờ pháp định trong Thế kỷ 20 ở Việt Nam:
Mặc dù hầu hết đát liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7 (kinh tuyến 105 độ đông đi qua gần Hà Nội) nhưng trong Thế kỷ 20 này giờ pháp định của nước ta đã bị nhiều lần thay đổi) theo ý định của chính quyền thực dân và hà đương cục. sự biến động chính trị trong Thế kỷ qua ở Việt Nam đã khiến cho giờ pháp định trong cả nước hay từng miền bị thay đổi tới 10lần. Sau đây là các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta kể từ khi hình thành khái niệm này:
Ngày 1/7/1906
Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906)ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906
Ngày 1/5/1911
Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911.
Ngày 1/1/1943
Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942)liên kết Đông Dương vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nahnh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942.
Ngày 14/3/1945
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.
Ngày 2/9/1945
Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy múi giờ 7 làm giờ chính thức (Sắc lệnh số năm/SL Của Bộ nội vụ).
Ngày 1/4/1947
Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947. Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7 (Hà nội từ 10/1954 và Hải phòng cuối tháng 5/1955); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955.
Ngày 1/7/1955
Miền Nam Việt Nam trở lại múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.
Ngày 1/1/1960
Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TtP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960)
Ngày 31/12/1967
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968.
Ngày 13/6/1975
Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lại 1 giờ. (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)